• +84 28 38630088
  • phamtruongvu1111@gmail.com

"THÀNH CÔNG CỦA BẠN LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI" "THÀNH CÔNG CỦA BẠN LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI"
"THÀNH CÔNG CỦA BẠN LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI"
"THÀNH CÔNG CỦA BẠN LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI"

Các Loại Thuế Khi Nhập Khẩu Hàng Hóa

Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, việc giao thương quốc tế đã trở thành một phần không thể tách rời của nền kinh tế mỗi quốc gia. Thuế nhập khẩu – một hạng mục thuế liên quan trực tiếp đến việc mua bán, trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia. Đây không chỉ là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách nhà nước mà còn là công cụ điều chỉnh quan trọng. Giúp quản lý sự cân bằng thương mại và bảo vệ ngành công nghiệp nội địa. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cái nhìn chi tiết về thuế nhập khẩu hàng hoá. Từ đó giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cơ cấu của loại thuế này trong khuôn khổ thương mại quốc tế.

Các loại thuế nhập khẩu hàng hóa

Thuế nhập khẩu

Đây là loại thuế chính mà mọi doanh nghiệp và cá nhân phải chịu khi nhập khẩu hàng hóa. Mức thuế này tùy thuộc vào danh mục hàng hóa và có thể biến đổi dựa trên các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác.

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng, hay còn gọi là VAT. Là loại thuế quen thuộc trong hệ thống thuế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bản chất của nó là phản ánh sự gia tăng về giá trị của hàng hóa và dịch vụ từ giai đoạn sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng cuối cùng.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, chúng cũng không nằm ngoài quy định này. Mỗi lần một sản phẩm được nhập khẩu vào một quốc gia, giá trị gia tăng của sản phẩm đó sẽ bị đánh thuế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả hàng hóa nhập khẩu đều chịu thuế GTGT. Có một số loại hàng hóa đặc biệt, dựa vào quy định và chính sách cụ thể của từng quốc gia, sẽ được miễn hoặc giảm thuế này.

Thuế nhập khẩu - một hạng mục thuế liên quan trực tiếp đến việc mua bán, trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia.
Thuế nhập khẩu – một hạng mục thuế liên quan trực tiếp đến việc mua bán, trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một công cụ của chính phủ để điều tiết và hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Đây là loại thuế gián thu. Loại thuế này chủ yếu được áp dụng cho các sản phẩm và dịch vụ mà chính phủ muốn hạn chế hoặc kiểm soát. Đối với người nhập khẩu, họ phải thanh toán thuế này cho những sản phẩm thuộc diện chịu thuế khi hoàn thành thủ tục hải quan.

Một số hàng hóa thường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, tàu bay, du thuyền, xăng, bài lá, v.v

Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường áp dụng cho các sản phẩm và hàng hóa có tác động xấu đến môi trường. Những doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng như xăng dầu, mỡ nhờn, túi nilong, và nhiều sản phẩm khác phải chịu trách nhiệm tính và nộp thuế này, ngoại trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu để bán ra thị trường.

Thuế tự vệ

Thuế tự vệ là một biện pháp bảo vệ ngành sản xuất nội địa khỏi sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Khi một mặt hàng được nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng lớn đến mức gây hại hoặc đe dọa gây hại cho ngành sản xuất trong nước, thuế tự vệ sẽ được áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của ngành công nghiệp và sản xuất nội địa.

Thuế chống bán phá giá

Thuế nhập khẩu hàng hóa này được thiết lập để bảo vệ ngành sản xuất nội địa khỏi những mặt hàng nhập khẩu được bán dưới giá thị trường, gây thiệt hại hoặc đe dọa tới ngành sản xuất trong nước. Loại thuế này nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp nội địa.

Đối tượng chịu thuếxuất, nhập khẩu

Theo Điều 2 của Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016, đối tượng chịu thuế XNK bao gồm:

– Hàng hóa đi qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hóa di chuyển giữa thị trường trong nước và khu phi thuế quan.

– Hàng hóa được xuất, nhập tại chỗ và doanh nghiệp có quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối.

Một số trường hợp hàng chỉ chịu thuế xuất khẩu, miễn thuếnhập khẩu:

– Hàng quá cảnh, chuyển khẩu hoặc trung chuyển.

– Hàng viện trợ nhân đạo hoặc viện trợ không phải trả lại.

Một số loại thuế hải quan phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa năm 2023 bao gồm:

– Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài.

– Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, với điều kiện hàng hóa này chỉ được sử dụng trong khu phi thuế quan.

– Hàng hóa chuyển từ một khu phi thuế quan này sang một khu phi thuế quan khác.

– Phần dầu khí dùng để trả thuế tài nguyên khi xuất khẩu.

Những loại hàng hóa nào chịu thuế xuất khẩu?
Những loại hàng hóa nào chịu thuế xuất khẩu?

Cách tính thuế nhập khẩu hàng hóa

Có 3 phương pháp:

  • Theo trị giá giao dịch
  • Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
  • Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.

Đối với hàng hóa XNK, nếu có hợp đồng mua bán và các chứng từ, hóa đơn kèm theo đầy đủ hợp lệ, đủ điều kiện để xác định giá tính thuế theo giá trị hợp đồng.

Một số trường hợp trị giá hóa đơn, hợp đồng so với giá mua giá bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu, thì giá trị tính thuế theo biểu giá của chính phủ quy định.

Giá tính thuế tính bằng VND. Ngoại tệ sẽ được quy đổi ra VND theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố.

Thuế suất nhập khẩu hàng hóa

Thuế nhập khẩu dựa trên tỷ lệ % và biến đổi tùy theo mặt hàng. Mức thuế cũng phụ thuộc vào khu vực thị trường, phản ánh chính sách thương mại của nhà nước.

– Thuế suất ưu đãi: Áp dụng cho hàng nhập khẩu từ quốc gia thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam. Người nộp thuế tự chịu trách nhiệm về xuất xứ hàng hóa.

– Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Dành cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận thuế ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (như FTA). Hàng hóa cần đáp ứng điều kiện và có xuất xứ tại nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia thỏa thuận.

– Thuế suất thông thường: Áp dụng cho hàng nhập khẩu từ quốc gia không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc hoặc ưu đãi thuế với Việt Nam. Mức thuế này thường cao hơn thuế suất ưu đãi không quá 70%.

– Thuế bổ sung: Áp dụng cho hàng hóa có giá bán thấp do bị bán phá giá hoặc nhận trợ cấp, gây khó khăn cho ngành sản xuất tương tự trong nước; hoặc đối với hàng hoá từ quốc gia có biện pháp phân biệt đối xử về thuế hoặc biện pháp khác đối với hàng hoá của Việt Nam.

Thuế nhập khẩu dựa trên tỷ lệ % và biến đổi tùy theo mặt hàng.
Thuế nhập khẩu dựa trên tỷ lệ % và biến đổi tùy theo mặt hàng.

Phương pháp tính thuế nhập khẩu hàng hóa

Thuế cần thanh toán = Lượng hàng nhập khẩu x Giá trị hàng trên mỗi đơn vị x Thuế suất cho mặt hàng

Thuế GTGT = (Tổng giá trị tính thuế + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)) x Thuế suất GTGT.

Chú ý: Khi tính toán, chúng ta cần tuân theo thứ tự: thuế nhập khẩu -> Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) -> Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) -> Thuế GTGT.

Giả sử có một mặt hàng mà trên đó có các loại thuế: Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế bảo vệ môi trường và Thuế GTGT.

Chúng ta tính như sau:

– Thuế nhập khẩu: Giá trị của mặt hàng x Thuế suất = A

– Thuế tiêu thụ đặc biệt: (Giá trị của mặt hàng + A) x Thuế suất tiêu thụ đặc biệt = B

– Thuế bảo vệ môi trường: (Giá trị của mặt hàng + A + B) x Thuế suất bảo vệ môi trường = C

– Thuế GTGT: (Giá trị của mặt hàng + A + B + C) x Thuế suất GTGT

Ví dụ: Tính thuế nhập khẩu cho máy tính cá nhân nhập từ Mỹ về Việt Nam

  • Giá trị hóa đơn cho một máy tính cá nhân: 1,000 USD
  • Thuế nhập khẩu cho máy tính cá nhân từ Mỹ: 15%
  • Thuế GTGT (nếu cần): 10%

Bước 1: Tính thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu = Giá trị hóa đơn x Thuế suất nhập khẩu = 1,000 USD x 15% = 150 USD

Bước 2: Tính thuế GTGT dựa trên tổng giá trị hàng hóa sau thuế nhập khẩu Tổng giá trị sau thuế nhập khẩu = Giá trị hóa đơn + Thuế nhập khẩu = 1,000 USD + 150 USD = 1,150 USD

Thuế GTGT = Tổng giá trị sau thuế nhập khẩu x Thuế suất GTGT = 1,150 USD x 10% = 115 USD

Kết luận:

  • Thuế nhập khẩu cần phải nộp cho máy tính cá nhân này là 150 USD
  • Thuế GTGT cần nộp cho máy tính cá nhân này là 115 USD

Như vậy, tổng cộng, doanh nghiệp cần nộp 265 USD cho cả thuế nhập khẩu và thuế GTGT khi nhập máy tính cá nhân từ Mỹ về Việt Nam.

Get a quote Tracking