• +84 28 38630088
  • phamtruongvu1111@gmail.com

"THÀNH CÔNG CỦA BẠN LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI" "THÀNH CÔNG CỦA BẠN LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI"
"THÀNH CÔNG CỦA BẠN LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI"
"THÀNH CÔNG CỦA BẠN LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI"

Tìm Hiểu về Hệ Thống Quản Lý Kho Hàng WMS

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, hệ thống WMS ngày càng trở nên phong phú về tính năng và linh hoạt trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác trong doanh nghiệp. Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về Hệ Thống Quản Lý Kho Hàng WMS. Từ cấu trúc, tính năng cho đến lợi ích mà nó mang lại trong việc quản lý kho và ổn định hoạt động kinh doanh.

Hệ Thống Quản Lý Kho Hàng WMS

WMS (Warehouse Management System) là một loại phần mềm quản lý được thiết kế để hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động hàng ngày trong một kho. Hệ thống này giúp tự động hóa nhiều quy trình kho. Từ khi hàng hóa được nhận vào kho cho đến khi được gửi đi.

WMS là một công cụ quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp muốn tổ chức và tối ưu hóa hoạt động kho của mình. Nhờ tính tự động hóa và tối ưu hóa quy trình mà WMS mang lại, doanh nghiệp có thể quản lý kho hàng một cách chính xác và hiệu quả hơn. Đồng thời nâng cao sự hài lòng của khách hàng và cạnh tranh hơn trên thị trường.

<yoastmark class=

Các Loại Hệ Thống Quản Lý Kho Hàng

Dựa trên tính kết nối, WMS được chia thành hai loại chính: hệ thống độc lập và hệ thống tích hợp. Tùy vào cấu trúc nền tảng, WMS lại được phân thành hai loại là giải pháp tại chỗ và trên đám mây.

Hệ Thống Độc Lập và Tích Hợp (Standalone & Integrated WMS)

✅ Hệ Thống Độc Lập (Standalone WMS): Loại WMS hoạt động độc lập và không được tích hợp với các hệ thống khác của doanh nghiệp. Hệ thống chuyên trách về việc quản lý kho và thường có chi phí thấp hơn so với các loại WMS khác. Tuy nhiên, hệ thống có thể không đủ linh hoạt hoặc không cung cấp đủ tính năng cần thiết cho một số doanh nghiệp.

✅  Hệ Thống Tích Hợp (Integrated WMS): WMS này được tích hợp với các hệ thống khác như Hệ thống quản lý vận chuyển (TMS) hoặc Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) hay Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP). Sự tích hợp này giúp tạo ra một chuỗi cung ứng liền mạch. Cho phép trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống và nâng cao hiệu suất toàn bộ doanh nghiệp.

Hệ Thống WMS Tại Chỗ và Trên Đám Mây

✅ Giải Pháp WMS Tại Chỗ (On-premise WMS): Giải pháp WMS tại chỗ là phần mềm được mua một lần và cài đặt trên máy của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo trì cho cả phần cứng và phần mềm trên hệ thống. Doanh nghiệp sẽ cần đầu tư vào phần cứng và phần mềm, cũng như quản lý và duy trì hệ thống. WMS tại chỗ thường phù hợp với những doanh nghiệp lớn có nhu cầu quản lý chặt chẽ và bảo mật cao.

On-premise WMS phù hợp với những doanh nghiệp lớn có nhu cầu quản lý chặt chẽ và bảo mật cao
On-premise WMS phù hợp với những doanh nghiệp lớn có nhu cầu quản lý chặt chẽ và bảo mật cao

– Ưu điểm:

  • Toàn quyền kiểm soát từ thiết kế và phát triển các tính năng.
  • Không có chi phí đăng ký, chỉ cần phí lắp đặt một lần và trả chi phí bảo trì.
  • Hệ thống được cài đặt tại máy tính của doanh nghiệp.

– Nhược điểm:

  • Rất khó để tăng hoặc giảm quy mô.
  • Phải có đội ngũ nhân sự CNTT nội bộ để bảo trì phần mềm.
  • Tính bảo mật dữ liệu không cao.

✅ Hệ Thống WMS Trên Đám Mây (Cloud-based WMS): WMS trên đám mây hoạt động trên nền tảng đám mây và được truy cập thông qua internet. Loại hệ thống này có lợi ích về chi phí thấp hơn, dễ cài đặt và cập nhật, cũng như khả năng truy cập từ bất kỳ đâu có kết nối internet. Phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc những doanh nghiệp muốn linh hoạt hơn trong việc quản lý kho hàng.

– Ưu điểm:

  • Trả phí theo nhu cầu sử dụng.
  • Có thể tăng hoặc giảm quy mô rất dễ dàng.
  • Bảo mật dữ liệu tốt hơn hệ thống WMS tại chỗ.
  • Truy cập hệ thống online, mọi lúc mọi nơi.

– Nhược điểm:

  • Không phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình phức tạp.

Lợi ích của Hệ Thống Quản Lý Kho Hàng WMS

1. Tăng Năng Suất Lao Động:

  • WMS tự động hóa các quy trình thủ công, giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và công sức. Cho phép họ tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn.
  • Thông qua việc tối ưu hóa lịch trình và giao việc, WMS cũng giúp nâng cao hiệu suất lao động và giảm bớt lỗi.
Hệ Thống Quản Lý Kho Hàng WMS tăng năng suất lao động, giảm chi phí vận hành của doanh nghiệp
Hệ Thống Quản Lý Kho Hàng WMS tăng năng suất lao động, giảm chi phí vận hành của doanh nghiệp

2. Giảm Chi Phí Vận Hành:

  • Việc tối ưu hóa quy trình và giảm thời gian xử lý đơn hàng giúp giảm chi phí vận hành.
  • WMS cũng giúp tiết kiệm chi phí bảo quản bằng cách tối ưu hóa không gian lưu trữ và giảm thiểu lượng hàng tồn kho không cần thiết.

3. Cập Nhật Tồn Kho Real Time:

  • WMS cập nhật thông tin tồn kho trong thời gian thực. Giúp nhà quản lý có cái nhìn chính xác và kịp thời về lượng hàng hóa trong kho.
  • Điều này rất quan trọng trong việc đảm bảo đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng và nhà cung cấp.

4. Luôn Có Cảnh Báo Tồn Tối Thiểu:

WMS cung cấp cảnh báo tồn tối thiểu để thông báo cho quản lý khi lượng hàng tồn dưới mức an toàn. Từ đó hỗ trợ việc đặt hàng kịp thời và tránh thiếu hàng.

5. Cải Thiện Bảo Mật:

  • WMS cung cấp các tính năng bảo mật như quyền truy cập dựa trên vai trò và kiểm soát truy cập. Bảo vệ thông tin kho hàng và dữ liệu kinh doanh khỏi truy cập trái phép.
  • Hệ thống cũng giúp theo dõi và ghi lại mọi hoạt động trong kho. Từ đó giúp dễ dàng kiểm tra và xác định bất kỳ vấn đề bảo mật nào có thể xảy ra.

Những lợi ích này không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động kho hàng, mà còn đóng góp vào việc cải thiện hiệu suất và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Get a quote Tracking