Trong thời đại của Cách mạng Công nghiệp 4.0, xu hướng công nghệ đang tiến xa và sâu rộng vào các lĩnh vực kinh tế. Thay đổi cách chúng ta quản lý và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Trong bối cảnh đó , công nghệ Blockchain đã nổi lên như một phương tiện đột phá. Mang theo tiềm năng cách mạng hóa nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực Logistics. Hãy cùng tìm hiểu về ứng dụng Blockchain trong Logistics.
Đôi nét về công nghệ Blockchain
Blockchain là một hệ thống lưu trữ thông tin đặc biệt, trong đó các khối thông tin được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin trong blockchain đựng chứa dữ liệu về thời gian tạo ra và kết nối với khối trước đó. Tạo thành một chuỗi liên tiếp gọi là chuỗi khối – blockchain. Chức năng chính của blockchain là đảm bảo tính không thể sửa đổi của dữ liệu: khi dữ liệu được ghi vào, nó sẽ không thể bị thay đổi sau này.
Được ví như “sổ cái công khai”, blockchain chứa thông tin được thu thập thông qua mạng internet. Công nghệ này có thể áp dụng trong việc phát triển mạng xã hội, nền tảng lưu trữ, thực hiện giao dịch, hệ thống bỏ phiếu, cửa hàng trực tuyến và nhiều ứng dụng khác.
Ba đặc điểm nổi bật của Blockchain bao gồm:
- Bản ghi dữ liệu: thông tin được lưu trữ kèm theo dấu thời gian.
- Tính minh bạch: mọi thành viên trong hệ thống có thể truy cập và xem nội dung của blockchain.
- Tính phân cấp: hệ thống tồn tại trên nhiều máy tính riêng biệt, được gọi là các “node”.”
Tác động của công nghệ Blockchain lên ngành logistics
Ngành Logistics với đặc thù phức tạp và cạnh tranh cao, đã gặp phải nhiều thách thức. Việc tối ưu hóa luồng thông tin, hàng hóa và dòng tiền đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, sự phức tạp trong quản lý và các thủ tục giấy tờ đã gây ra nhiều vấn đề. Ví dụ như thiếu minh bạch và không đồng nhất trong dữ liệu. Điều này đã tạo ra rào cản trong hoạt động phân phối và quản lý, gây lãng phí và mâu thuẫn trong thương mại quốc tế.
Blockchain đã xuất hiện như một giải pháp hữu hiệu cho ngành Logistics trong thời đại công nghệ 4.0. Công nghệ này đã mang đến những lợi ích sau cho các doanh nghiệp Logistics:
– Tăng tính minh bạch và khả năng truy cập vào dữ liệu: Blockchain cho phép lưu trữ thông tin một cách minh bạch và bất biến. Giúp tăng sự tin tưởng và khả năng tiếp cận thông tin quan trọng.
– Thúc đẩy việc chia sẻ dữ liệu giữa các bên: Nhờ vào tính năng bảo mật nội bộ của Blockchain, việc chia sẻ dữ liệu giữa các đối tác trở nên dễ dàng hơn. Nhờ đó mà sự hợp tác với đối tác, khách hàng trở nên hiệu quả hơn.
– Giảm chi phí logistics: Blockchain cho phép thiết lập các quy trình tự động và tối ưu hóa, giảm thiểu các chi phí phát sinh trong ngành Logistics.
– Tăng tốc độ dòng chảy hàng hóa: Công nghệ này giúp cải thiện quy trình và làm cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.
Ứng dụng Blockchain trong Logistics, Supply Chain
Tính Minh Bạch và Quản Lý Thủ Tục Trong Xuất Nhập Khẩu
Sự xuất hiện của Công nghệ Blockchain đã mang đến giải pháp cho hai thách thức quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu: tính minh bạch và loại bỏ các thủ tục giấy tờ không cần thiết.
– Quản lý Minh Bạch Dữ Liệu: Sự xuất hiện của Blockchain đã mang lại tính minh bạch tuyệt đối trong việc quản lý thông tin. Dữ liệu đã được ghi vào hệ thống không thể thay đổi, tạo ra sự tin cậy và khả năng truy cập không thể kiểm duyệt.
– Hợp Đồng Thông Minh (Smart Contracts): Hợp đồng thông minh đang thay thế các thủ tục giấy tờ phức tạp, giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa. Mức độ tự động hóa và minh bạch mở ra những tiềm năng mới giúp cải thiện hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Ứng Dụng Blockchain trong Logistics: Quản Lý Hải Quan và Tiêu Chuẩn Chất Lượng
Công nghệ Blockchain được ứng dụng trong hoạt động hải quan bằng cách cung cấp khả năng theo dõi nguồn gốc và chất lượng hàng hóa. Thông tin về hàng hóa được lưu trữ trên blockchain từ giai đoạn sản xuất đến xuất nhập khẩu. Nhân viên hải quan có thể dễ dàng xác định nguồn gốc, chất lượng, tỷ lệ nội địa và các thông tin liên quan để áp dụng mức thuế phù hợp và chính xác. Việc kiểm tra chính xác này giúp đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng với chất lượng nhất từ nguồn gốc đến chất lượng. Ngăn chặn việc khai thác thông tin sai lệch trong quá trình xuất nhập khẩu và phân phối..
Đáng kinh ngạc khi biết rằng, cả Walmart – một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ – cũng đã tiên phong sử dụng Công nghệ Blockchain. Thậm chí đã áp dụng từ năm 2016 để theo dõi nguồn gốc lợn nhập khẩu từ Trung Quốc đến Mỹ. Ngay cả một nhóm nông dân tại tiểu bang Arkansas đã sử dụng mã QR trên thùng đựng thịt gà để theo dõi thông tin giao dịch.
Tất cả những ứng dụng Blockchain trong Logistics đã giúp quá trình vận chuyển được tối ưu hóa, quản lý chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả. Điều này góp phần mở ra một tương lai mới cho việc ứng dụng Công nghệ Blockchain vào lĩnh vực xuất nhập khẩu. Từ đó đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng đối với mọi sản phẩm