• +84 28 38630088
  • phamtruongvu1111@gmail.com

"THÀNH CÔNG CỦA BẠN LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI" "THÀNH CÔNG CỦA BẠN LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI"
"THÀNH CÔNG CỦA BẠN LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI"
"THÀNH CÔNG CỦA BẠN LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI"

Tổ Công tác đặc biệt phía Nam Bộ Công Thương khảo sát thực tế chợ truyền thống tại quận 5 và quận 10

Ngày 15/9 Tổ Công tác đặc biệt phía Nam của Bộ Công Thương đã kiểm tra tình hình chống dịch tại quận 5 và quận 10; đồng thời khảo sát, kiểm tra thực tế tình hình hoạt động của chợ Hòa Bình (quận 5) và chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10), tại TP HCM.

Khảo sát, kiểm tra chợ truyền thống và siêu thị tại quận 5

Trong buổi sáng ngày 15/9, các thành viên Tổ Công tác đặc biệt đã làm việc tại quận 5. Báo cáo việc thực hiện phòng chống dịch trên địa bàn, ông Nguyễn Mạnh Cường – Bí thư Quận ủy quận 5 – cho biết: Việc triển khai kiểm soát nghiêm ngặt giãn cách xã hội với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó” trên địa bàn quận đã có chuyển biến rõ rệt, lượng lưu thông trên đường đã giảm so với trước khi thực hiện Chỉ thị 16, các khu dân cư cũng đã được siết chặt hơn và người dân cơ bản chấp hành theo yêu cầu của thành phố.

Cùng với việc siết chặt giãn cách, công tác đảm bảo an sinh xã hội như đảm bảo lương thực – thực phẩm, các dịch vụ thiết yếu cho người dân, không để bất kỳ người dân nào thiếu ăn cũng được triển khai đồng bộ. Trong đó, chỉ tính riêng công tác “đi chợ hộ”, về cơ bản quận đã đáp ứng được theo yêu cầu của người dân. Cụ thể, có 30.418 hộ/ 38.440 hộ dân thực hiện yêu cầu “đi chợ hộ” và mỗi ngày quận đáp ứng được 5.000/ 6.000 đơn đặt hàng của người dân. Các đơn hàng này thực hiện qua hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, kênh bán hàng thiết yếu của quận và Tổ cung ứng 14 phường do quận xây dựng. Tuy nhiên, kể từ khi thành phố triển khai cho shipper hoạt động trở lại thì nhu cầu “đi chợ hộ” đã giảm mạnh, có phường số đơn từ 500/ ngày nay giảm còn 100 đơn/ngày (giảm 430% so với thời điểm từ 23/8 đến 7/9).

Thông tin về kế hoạch phục hồi kinh tế sau ngày 15/9 , bà Trương Minh Kiều – Chủ tịch UBND Quận 5 – cho biết: Tùy theo tình hình kiểm soát dịch, quận sẽ thực hiện thận trọng các nội dung mở cửa lại kinh tế tương ứng, đảm bảo tính linh hoạt,  bám sát diễn biến thực tế tại từng thời điểm chống dịch. Đặc biệt, hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn sẽ được tập trung hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên: Nhóm 1 – các đơn vị kinh doanh sản xuất có quy mô lớn tại địa phương; nhóm 2 – các đơn vị kinh doanh, sản xuất, cung cấp dịch vụ thiết yếu; nhóm 3 – các thương nhân, kinh doanh tại các chợ truyền thống; nhóm 4 – các đơn vị kinh doanh sản xuất còn lại.

Bà Kiều cho biết thêm, UBND quận đang xây dựng lộ trình phục hồi kinh tế. Theo đó, giai đoạn 1, từ ngày 16/9 đến ngày 15/10/2021. Đây là giai đoạn thử nghiệm, sẽ ưu tiên triển khai tại các địa bàn đảm bảo đạt an toàn cao như phường 3 và phường 10; áp dụng cho nhóm 1, nhóm 2 một phần đối tượng của nhóm 3. Trong giai đoan này, quận sẽ tổ chức khảo sát tình hình hoạt động trở lại của từng nhóm đối tượng cụ thể, nắm bắt các trở ngại để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp họ từng bước tổ chức hoạt động ổn định. Ngoài ra,  UBND quận sẽ tổ chức điểm bán hàng lưu động cho người dân sinh sống tại các vùng xanh với tần suất 1 lần/ tuần, thí điểm tại Trung tâm văn hóa quận 5, sau đó sẽ chọn điểm để tổ chức cho phường 3. Đồng thời xây dựng phương án tổ chức hoạt động lại một số chợ truyền thống, chợ thực phẩm có khu vực nhà lồng, khuôn viên rộng như An Đông, Hòa Bình…

Giai đoạn 2, từ ngày 15/10 trở đi. Đây là giai đoạn người dân quận 5 đã được tiêm vắc xin mũi 2 sau 14 ngày có thể tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội tại địa phương. Đối tượng áp dụng là các thành phần còn lại của nhóm 3 và nhóm 4. Trong giai đoạn này, quận sẽ tổ chức hoạt động các chợ truyền thống (chợ thực phẩm) để góp phần đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu của người dân. Đối với các chợ còn lại sẽ căn cứ tình hình thực tế để triển khai phù hợp.

Sau khi nghe báo cáo, đại diện Tổ Công tác đánh giá cao những hoạt động mà quận 5 đang triển khai thực hiện. Tuy vậy, đối với việc mở cửa trở lại của các chợ truyền thống và siêu thị, quận 5 cũng cần xem xét các tiêu chí để có thể mở dần theo lộ trình an toàn. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp đang thực hiện 3 tại chỗ, quận cần nắm thông tin cụ thể như vấn đề nguồn cung của doanh nghiệp có bị đứt gãy hay không, từ đó có kế hoạch hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Cũng trong buổi sáng, Tổ Công tác đã khảo sát trực tiếp Khu cách ly kiểm dịch, đồng thời khảo sát chợ Hòa Bình trong giai đoạn Thành phố đang có kế hoạch từng bước mở cửa, cho chợ truyền thống hoạt động trở lại trong bối cảnh bình thường mới; Thăm và kiểm tra tình hình cung ứng hàng hóa của hệ thống phân phối (siêu thị, cửa hàng tiện lơi,…) trên địa bàn quận 5.

Kiểm tra thực tế tình hình đảm bảo an sinh xã hội tại quận 10

Trong buổi chiều cùng ngày, Tổ công tác tiếp tục kiểm tra tình hình chống dịch trên địa bàn quận 10; khảo sát thực tế trạm y tế lưu động, tủ thuốc 0 đồng, thăm chợ Nguyễn Tri Phương tại Quận 10.

Báo cáo về công tác cung ứng hàng hóa trên địa bàn, bà Nguyễn Thị Thu Hường – Chủ tịch UBND Quận 10 – cho biết: Quận 10 đã chủ động làm việc với các siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn và phối hợp với Sở Công Thương để triển khai thực hiện việc cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu nhằm đảm bảo đáp ứng cho người dân yên tâm chống dịch.

Theo bà Hường, UBND quận đã chỉ đạo các phường thành lập Tổ hậu cần thực hiện cung ứng hàng hóa làm đầu mối phối hợp với phòng kinh tế và các siêu thị cung ứng hàng hóa cho người dân thông qua phương thức “đi chợ hộ” bằng hình thức đặt hàng trực tuyến. Triển khai các combo từ các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn quận cho người dân đăng ký nhu cầu thông qua các kênh như: zalo, link đăng ký… của địa phương; đồng thời tổ chức bán hàng online ở 2 chợ truyền thống; tổ chức xe lưu động ở những khu vực ít siêu thị, ít cửa hàng tiện lợi… Qua đó đã hỗ trợ, thực hiện “đi chợ hộ” cho trên 28.735 hộ.

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, do dịch bệnh đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh – tế xã hội trong 9 tháng năm 2021 nên kinh tế Quận 10 không đạt tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ, tổng giá trị bán hàng hóa và dịch vụ giảm 14,33%, doanh thu ngành du lịch giảm 86,27%, giá trị sản xuất công nghiệp giảm 16,53%. Để hỗ trợ doanh nghiệp, hiện tại quận tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì sản xuất, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.  Liên quan đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp theo kế hoạch của Thành phố, bà Hường cho biết, quận sẽ hỗ trợ về mặt tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lại vay cho các doanh nghiệp; Đẩy mạnh chương trình ngân hàng kết nối với doanh nghiệp bình ổn giá, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện hỗ danh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ mới của Chính phủ. Ngoài ra, quận sẽ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí và chăm lo đời sống người lao động; hỗ trợ mở rộng thị trường, tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp tiêu tụ hàng hóa nội địa…

Ngay sau buổi làm việc với UBND quận 10, Tổ Công tác đã đi thăm hỏi, động viên tinh thần đội ngũ nhân viên y tế tại các trung tâm cấp cứu tạm thời tại các địa phương. Đặc biệt Tổ Công tác đã đi kiểm tra tình hình đảm bảo an sinh xã hội sau khi nhận được phản ánh của về việc người dân trên địa bàn Quận 10 không nhận được sự hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, y tế. Sau quá trình Tổ Công tác kiểm tra thực tế cho thấy vụ việc trên không đúng với phản ánh.

Được biết, ngay sau khi nhận thông tin về trường hợp trên, cán bộ địa phương đã có khẩn trương hỗ trợ kịp thời về tiền mặt và lương thực, thực phẩm cho người dân. Để khắc phục tình trang trên, Tổ Công tác đã đề xuất với các địa phương thành lập đường dây nóng hỗ trợ người dân trên địa bàn hàng hóa thiết yếu.

Get a quote Tracking